Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2023

Đặc điểm của nhà nước

 

Câu 1: Hãy phân tích đặc điểm của nhà nước

Định nghĩa về Nhà nước: Theo Hocthue.net thì khái niệm nhà nước được định nghĩa như sau: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị,một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ thực thi pháp luật và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị.*

 Các các điểm cơ bản của Nhà nước:

1. Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt

Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt quyền lực này không còn hoà nhập với dân cư như trong chế độ thị tộc nữa. Để thực hiện quyền lực này, nhà nước xây dựng một hệ thống cơ quan hành chính, thiết lập toà án, quân đội, cảnh sát, những phương tiện quản lý, những phương tiện cưỡng chế ... nhằm áp bức bằng bạo lực và buộc các giai cấp khác phải tuân thủ, phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị, đảm bảo phục vụ cho lợi ích giai cấp thống trị trong xã hội.

2. Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ

Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính. Việc phân chia này dẫn đến việc hình thành các cơ quan quản lý trong bộ máy nhà nước. Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước, bởi lẽ không có một quốc gia nào mà không có lãnh thổ. Nhà nước thực thi quyền lực chính trị của mình trên toàn vẹn lãnh thổ. Một nhà nước có lãnh thổ riêng và trên lãnh thổ ấy phân chia thành các đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã...và do có dấu hiệu lãnh thổ mà xuất hiện chế định quốc tịch– chế định quy định sự lệ thuộc của công dân vào 1 nhà nước và 1 lãnh thổ nhất định, thông quá đó nhà nước thiết lập quan hệ với công dân của mình.

3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia

Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền, thể hiện trong đối nội và đối ngoại.

– Trong đối nội, Nhà nước có quyền lực tối cao đối với mọi con người, mọi tổ chức trong lãnh thổ quốc gia, không chịu ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một quốc gia nào khác.

– Trong đối ngoại, Nhà nước có sự độc lập hoàn toàn trong chính sách và các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá ....với nước ngoài. Nhà nước có quyền tự do và độc lập quyết định các công việc của mình, tôn trọng chủ quyền của các nhà nước khác, tôn trọng các quy phạm của luật quốc tế. .

Chủ quyền là thuộc tính vốn có của nhà nước. Trong xã hội có giai cấp, không có một tổ chức hoặc cá nhân nào có chủ quyền như nhà nước.

4. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân

Để giữ gìn trật tự và đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước phải trực tiếp xây dựng các quy phạm để điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng, buộc các chủ thể khi tham gia quan hệ đó phải xử sự đúng ý chí của nhà nước. Nhà nước đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật đó bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Pháp luật trở thành một công cụ sắc bén không thể thiếu được trong tay nhà nước để quản lý xã hội..

Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau: không thể có nhà nước mà thiệu pháp luật và ngược lại. Chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật và cũng chính nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống.

5. Nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế

Để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, đảm bảo cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giải quyết công việc chung của xã hội, mọi nhà nước phải quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước. Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các công dân và các tổ chức kinh tế trên lãnh thổ quốc gia vào ngân sách nhà nước, đây là nguồn thu nhập chủ yếu của nhà nước.

Liên hệ đặc điểm nhà nước pháp quyền xhcn

Nhà nước Việt Nam là nhà nước XHCN bởi vậy Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa (sau đây viết tắt là XHCN) Việt Nam có những điểm chung về bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp luật XHCN ra đời và tồn tại là sự tất yếu khách quan trên cơ sở tàn dư của chế độ tư sản. Pháp luật XHCN là công cụ cần thiết để nhà nước quản lý xã ội, bảo vệ chế độ xã hội, chế độ nhà nước và thành quả cách mạng. Pháp luật XHCN Việt Nam thể chế hóa cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam thành ý chí chung của nhà nước, của nhân dân.

Câu 2: Hãy giải thích vì sao áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực của nhà nước?

a) Giải thích

Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước vì nguyên nhân sau:

– Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, đuợc thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

– Khi áp dụng pháp luật, trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định này chủ yếu thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhà nước sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.

b)Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:

1) Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết;

Ví dụ tranh chấp phân chia tài sản thừa kế.

2) Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước;

Ví dụ quyền đòi nuôi con cần phải cưỡng chế để giao con. Bởi vậy cần nhà nước can thiệp.

3) Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật;

Ví dụ: Uống rượu khi lái xe là vi phạm pháp luật giao thông cần bị tước bằng lái xe.

 4) Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận. Ví dụ như di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay, chữ kí của người có thẩm quyền…

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét