Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Bài giảng slide bài tập thống kê ứng dụng

Dịch vụ giải bài tập thuê của hoc thue.net giới thiệu với các bạn bộ bài giảng thống kê ứng dụng.


1. Nội dung như sau:

CHƯƠNG 2: THU THẬP DỮ LIỆU

2.1. Xác định dữ liệu cần thu thập

2.2. Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

2.3. Các kỹ thuật lấy mẫu

2.4. Xây dựng kế hoạch điều tra thống kê

2.5. Sai số trong điều tra thống kê

Chương 3: Tóm tắt và trình bày dữ liệu bằng bảng và đồ thị

Chương 4: MÔ TẢ DỮ LIỆU BẰNG CÁC ĐẠI LƯỢNG SỐ

Chương 5: ƯỚC LƯỢNG CÁC THAM SỐ THỐNG KÊ

CHƯƠNG 6: HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN BIẾN VÀ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN.

CHƯƠNG 7: CÁC CHỈ SỐ THỐNG KÊ

CHƯƠNG 8: DÃY SỐ THỜI GIAN.

2. Dịch vụ giả bài tập, viết tiểu luận thuê thống kê của hocthue.net luôn hân hạnh phục vụ quý khách.


https://drive.google.com/drive/folders/1mFUw2iuh0JsidTCviucHixhsrFmTeNLk?usp=sharing

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2021

Bài tập luật dân sự

 Bài tập mẫu luật dân sự của hocthue.net sưu tầm nhằm giúp bạn học tốt hơn. Bạn có nhu cầu giải thuê bài tập luật thì đến với hocthue.net sẽ giúp bạn nhé.


 

Câu hỏi 1: A bỏ nhà đi biệt xứ đã quá 5 năm. Qua nhiều lần thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn không xác định được tin tức xác thực về việc A còn sống hay đã chết. Những người thừa kế của A gồm vợ của A là bà B, các con của A là A1, A2, A3 ( đều đã thanh niên và có khả năng lao động ) yêu cầu Tòa Án tuyên bố A đã chết để hưởng đi sản thừa kế của A. Trong đó, A1 biết được tin xác thực về việc A còn sống nhưng  không nói vì muốn hưởng di sản của A

Hỏi : Khi A trở về và có yêu cầu, những người thừa kế có phải trả lại tài sản không ? Nếu phải trả, thì trả lại như thế nào? Nếu không phải trả thì trình bày lý do.

Câu hỏi 2: Ông A và bà B là vợ chồng, có hai con chung  là A1 và A2. Biết rằng, Ông A có tài sản chung với bà B là 5 tỷ và tài sản riêng của ông là 2 tỷ. Khi còn sống, Ông A có vay ngân hàng 500 triệu. Khi ông mất, bà B đã làm mai táng cho ông A hết 100 triệu

Anh/ Chị hãy cho biết ai sẽ được hưởng di sản của ông A và hưởng bao nhiêu trong các trường hợp sau :

a)    Ông A chết không để lại di chúc

b)    Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và cho A2 hưởng 2/3 số di sản đó

c)    Ông A truất quyền thừa kế A1

d)    Cả Ông A và A1 chết trong 1 vụ tai nạn mà không xác định được ai chết trước, A1 đã có vợ là H và sinh 2 con là Y và K

Câu hỏi 3 : A và B yêu nhau nhưng bị gia đình B phản đối mối quan hệ giữa hai người một cách kịch liệt và ngăn cấm không cho B tiếp xúc với A. Mặc dù vẫn rất yêu A nhưng thấy khó có thể vượt qua được sự ngăn cản của gia đình nên B đã nói ý định chia tay của mình cho A biết. Quá đau khổ nên A có ý định tự tử. A hẹn B đi chơi một tối cuối cùng để nói lời chia tay. Tối hôm đó, khi đang lướt web hocthue.net thì 2 người ngồi tâm sự dưới một gốc cây quốc lộ. Trong cơn bức xúc khi nghe B nhất quyết nói lời chia tay và đúng dịp một chiếc xe tải trong đêm lao tới, A kéo B cùng lao ra đường . Vì quá bất ngờ nên N ( người đang điều khiển xe ô tô ) không phanh kịp mà chỉ đánh lái snag bên kia đường nhưng vẫn đè nát tay phải của A và chân phải của B

Hãy nêu ra hướng giải quyết việc bồi thường thiệt hại trên.

Câu hỏi 4: Theo anh/chị, trong các nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Dân sự 2015, nguyên tắc nào giữ vai trò chủ đạo? Hãy vận dụng các quy định trong bộ luật này, kết hợp cùng sự trải nghiệm bản thân để chứng minh, bảo vệ cho quan điểm của anh/chị


Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

Tiểu luận xã hội học lý thuyết xã hội học cổ điển

 Dịch vụ viết tiểu luận của hocthue.net giới thiệu với các bạn một số bài tiểu luận xã hội học cổ điển nhé.

Một số tên đề tài tiểu luận chúng tôi thường gặp như sau:

  • Tính tất yếu hình thành các tư tưởng xã hội học cổ điển thế kỷ 17-18
  • Giá trị khoa học quan điểm AUGUSTE COMTE
  • Giá trị khoa học ÉMILE DURKHEIM
  • Giá trị khoa học MAX WEBER 
  • Giá trị khoa học VỀ PHƯƠNG PHÁP XÃ HỘI HỌC VÀ Ý NGHĨA VẬN DỤNG?


Nghiên cứu xã hội học cho thấy công trình của Karl Marx (1818–1893) không phải là người có ý chính về xã hội học, nhưng được coi là một nhân vật quan trọng trong sự phát triển của xã hội học vì những đóng góp to lớn của ông cho tư tưởng xã hội. 


Trọng tâm chính của ông là thay đổi xã hội và cuộc cách mạng dẫn đến việc thành lập một xã hội không giai cấp. Ý tưởng của ông là trọng tâm trong việc kết hợp các khái niệm ban đầu về giai cấp, xung đột và thay đổi xã hội. Tác phẩm nghiên cứu của ông là trung tâm cho sự phát triển của lý thuyết xung đột trong xã hội học. 

Mệnh đề cơ bản của lý thuyết xung đột là bất bình đẳng tồn tại trong tất cả các xã hội, điều này dẫn đến xung đột dẫn đến thay đổi xã hội. 

Lý thuyết xung đột là quan điểm xã hội học và tâm lý học xã hội, nhấn mạnh sự bất bình đẳng xã hội, chính trị, hay tài liệu của một nhóm xã hội, mà phê phán hệ thống chính trị-xã hội rộng lớn, hoặc nếu không làm giảm đi thuyết chức năng cấu trúc và bảo thủ ý thức hệ. Lý thuyết xung đột hút sự chú ý đến sự khác biệt về quyền lực, chẳng hạn như mâu thuẫn giai cấp, và nói chung là tương phản tư tưởng lịch sử chi phối. Do đó, một phân tích mức độ vĩ mô của xã hội. Karl Marx là cha đẻ của lý thuyết xung đột xã hội, mà là một thành phần của 4 mô hình xã hội học. Một số lý thuyết mâu thuẫn đặt ra để làm nổi bật những khía cạnh tư tưởng cố hữu trong tư tưởng truyền thống. Trong khi đa số các quan điểm giữ tương đồng, lý thuyết xung đột không đề cập đến một trường thống nhất về tư tưởng, và không nên nhầm lẫn với, ví dụ, hòa bình và xung đột nghiên cứu, hoặc bất kỳ lý thuyết cụ thể khác của xung đột xã hội.

Lý thuyết xung đột, từ trước đến nay, dành cho mỗi cá nhân cơ hội sáng tạo nhỏ bé và không bao giờ được phát triển đầy đủ. Trong khi ảnh hưởng của tư tưởng Mác-xít, và lý thuyết xung đột cùng với nó, đã suy giảm trong xã hội học và xã hội học y tế kể từ những năm 1970, những tư tưởng hậu Mác-xít vẫn còn phù hợp trong các nghiên cứu về kinh tế chính trị về sức khỏe, bất bình đẳng thu nhập và chênh lệch sức khỏe (De Maio 2010). Trong khi Comte đưa ra ý tưởng về một khoa học xã hội học cuối cùng đã phát triển thành hiện thực và Marx cung cấp cái nhìn sâu sắc về động lực của xung đột giai cấp và thay đổi xã hội, các học giả khác lại quyết đoán hơn trong việc thiết lập xã hội học như một ngành học.

 


Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

Công bố bài báo khoa học trong đào tạo tiến sỹ hiện nay.

Năm nay nhà nước/bộ giáo dục Việt Nam lại thay đổi quy chế đào tạo tiến sĩ. Thực ra là gần như quay về quy chế cũ từ 2017 trở về trước, sau hơn 3 năm theo quy chế "ít nhất hai bài báo khoa học quốc tế" với yêu cầu đầu ra của đào tạo tiến sĩ.


A/ Trước hết, chúng ta phải hiểu Lý Do: Tại sao lại Phải có công bố Quốc Tế?

Cái chữ “quốc tế” ở đây chỉ áp dụng với Việt Nam — vì với Việt Nam thì mấy cái tạp chí bằng tiếng Anh (chưa nói chất lượng) mới được gọi là “quốc tế”.

Còn với người phương Tây, các quốc gia khoa học phát triển, thì đấy là hệ thống tạp chí/hội nghị Của tất cả các nhà khoa học trong lĩnh vực nào đó. Chẳng có phân biệt thế nào là “quốc nội”, “quốc tế”.


Tạp chí có nhà xuất bản ở Đức, ở Mĩ, ở Anh, hội nghị khoa học tổ chức ở Anh, Mĩ, Úc, thậm chí Brazil (chỉ là địa điểm) — đều có giá trị khoa học của riêng nó.

Và việc công bố ở đâu, phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu, và yêu cầu của nghiên cứu (giữa giáo sư, nghiên cứu sinh, nguồn funding,.v..v..)

Trước đây, những người làm nghiên cứu ở trong nước chúng ta phần lớn xuất bản ở quốc nội, như viết giáo trình cho sinh viên, các tạp chí trong nước, các hội nghị trong nước (phần lớn không có peer-review)…. Cho nên nền khoa học trong nước không được “quốc tế” công nhận. Quốc tế ở đây nghĩa là: thế giới khoa học, không có nghĩa là phải ở Anh hay Mĩ.

Vì khoa học là của toàn nhân loại, tiêu chuẩn ở Anh/Mĩ cao là vì họ là người tạo ra các nghiên cứu tiên phong và từ đó tiêu chuẩn ngày càng cao.

Giai đoạn đó (tạm gọi là trước 2016), một làn sóng yêu cầu phải có công bố chất lượng, được thế giới khoa học công nhận theo một số thang đo nào đó. Vì vậy mới có việc: Phải có công bố “quốc tế”, trong khi các nơi xuất bản trong nước chưa thực sự được vào danh mục (index) của các nhà xuất bản khoa học uy tín thế giới.

B/ Publish or Perish (công bố hay là chết)

Tuy nhiên: 3 năm qua, đúng là số lượng bài báo khoa học ở Việt Nam "tăng chóng mặt" thật sự. Các bài tạp chí, kỷ yếu hội nghị (có hay không có peer-review như tạp chí)  tăng lên rất nhiều về số lượng, nhưng chất lượng thì cũng "thượng vàng hạ cám". 

Đó là hệ quả ban đầu của một luật chơi chung của giới khoa học thế giới, publish or perish (công bố hay là chết). Nghĩa là, vì phải chạy theo số lượng công bố để có thể kiếm được funding nghiên cứu, vị trí công tác ổn định (như giáo sư). Hệ quả là, cũng không ít công trình trong số này có chất lượng rất xoàng, phần lớn viết xong publish rồi vứt xó, đóng góp về tri thức cho lĩnh vực là hầu như rất ít.

Điều này sẽ càng đến mạnh hơn, ở các quốc gia có nền khoa học đang phát triển.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài chuyện chất lượng công bố khoa học, còn một vấn nạn: Nhiều người tham gia chương trình tiến sĩ, và cả một số đào tạo, chưa đủ khả năng để Tự viết một công bố khoa học vì nhiều lý do: Có thể do rào cản ngôn ngữ (phần lớn yêu cầu viết tiếng Anh khoa học), hoặc là nghiên cứu chưa đến chất lượng, hoặc là chẳng biết nghiên cứu cái gì,.v.v..

Cho nên, vấn đề mà chắc không ít được nghe nói đến những năm qua là: nhiều người đã phải Thuê viết bài, thâm chí không phải chỉ thuê viết tiếng Anh mà thuê một số "thợ khoa học" đã có sẵn framework cứ thể là “generate” các bài báo khoa học số lượng lớn, và bán cho nhiều người cần (nghiên cứu sinh, phó giáo sư đang cần để lên chức,.v..v…)

Đây là vấn đề đạo đức khoa học nghiêm trọng.

Vậy là: Sau khi phải “chạy theo Tây” để có “công bố khoa học quốc tế”, thì lại nảy sinh nhiều vấn đề bất cập: Lượng quá nhiều so với chất thì đã không nói, nhưng lại còn làm “giả chất lượng”.

Chúng ta lại trở về với trước đây: Là chỉ cần yêu cầu công bố trong nước

C/ Đào tạo tiến sĩ là đào tạo ra cái gì?

Có lẽ chúng ta hiểu chưa đúng Bản chất của việc đào tạo tiến sĩ — học vị mà đến từ nền giáo dục phương Tây.

Đào tạo tiến sĩ phải hiểu bản chất là một quá trình đào tạo ra một người có khả năng nghiên cứu khoa học, từ đó có thể kết hợp nghiên cứu đến giảng dạy truyền bá kiến thức, hoặc nghiên cứu để kiến tạo ứng dụng thực tế cho cuộc sống.

Cho nên, nó hoàn toàn không liên quan đến việc dùng bằng cấp tiến sĩ để Đạt được một chức vị hay điều gì đó trong cuộc sống.

Nếu mang tư duy giáo dục của phong kiến trung quốc, tầm chương chích cú, học để “vinh thân phì gia”, áp dụng vào triết lý để đào tạo tiến sĩ (cái xuất phát từ giáo dục kinh viện tây phương) — thì sẽ dẫn đến các hệ luỵ như vậy.

Mindset bị “không tương thích”, nên mới dẫn đến cảnh loay hoay đẽo cày giữa đường bao năm qua.

Xem ra, vị bộ trưởng mới (có lần tôi đã đưa lên page), lên còn “giảm tiêu chí” khoa học hơn so với thời bộ trưởng Nhạ.

D/ Giải pháp khả quan:

Để quay lại được giải pháp cốt lõi, thì là một bài viết dài riêng cho nó. Ở đây tôi xin nói ngắn gọn:

1/ Chúng ta cần nâng tầm các tạp chí trong nước, các peer-reviewed conference, trước hết là vào các danh mục khoa học của thế giới hiện nay, và sau đó là thu hút được các nghiên cứu chất lượng đến với các nhà xuất bản này.

Đây là một việc làm KHÓ. Nó giống như làm thương hiệu vậy. Cần thời gian, và cần cú hitch lớn. Ví dụ: Như Vingroup có nhiều tiền, nên có thể thuê một phát các giáo sư từ Yale Silicon Valley về làm thương hiệu, từ đó mọi người biết đến nghiên cứu của Vin.

Để xây dựng một tạp chí khoa học, cần nhiều mối quan hệ đến thế giới “tháp ngà” của khoa học hàn lâm. Ví dụ: Có 1 giải Nobel công bố trên một tạp chí X nào đó, thì sẽ là sự quảng cáo làm thương hiệu tuyệt vời cho tạp chí X và chuyên ngành trên tạp chí đó.

2/ Cốt lõi hơn cả, đó chính là Chất Lượng của việc làm nghiên cứu. Ở trên như tôi đã nói: Chúng ta cần hiểu cái Bản chất của việc đào tạo nghiên cứu sinh là gì.

Do vậy, để đảm bảo chất lượng chúng ta cần có: 

a/ Yêu cầu từ người hướng dẫn:

Người hướng dẫn (các tiến sĩ, giáo sư) có chất lượng công bố khoa học Tốt. Có khả năng công bố khoa học quốc tế có Chất Lượng, được các chuyên gia trong lĩnh vực của vị đó công nhận (chứ không phải 1 hội đồng giáo sư nhà nước hay các cấp ôm đồm đa ngành).

Người Á Đông có nói: Danh sư xuất cao đồ.

Thầy mà còn làm nghiên cứu “loè bịp”, thì khó mà đào tạo ra một học trò là một nhà nghiên cứu thực thụ.

Cho nên theo tôi, nên xiết chặt đầu vào đầu tiên với: Ai đủ điều kiện để hướng dẫn nghiên cứu sinh.

b/ Yêu cầu đầu ra nên thế nào?

Chuyện ràng buộc yêu cầu đầu ra của một nghiên cứu sinh, Không Nên là Chuẩn Chung. Mà nên dựa theo yêu cầu của từng Người hướng Dẫn, là giáo sư/tiến sĩ bên trên đã được xiết chặt chất lượng.

Cũng dựa vào thực tế thôi. Vì bản chất nghiên cứu khoa học là có nhiều ngành khác nhau. Có những ngành có thể có công bố sớm, công bố nhiều, vd như khoa học máy tính có văn hoá peer-reviewed conferences. Nhưng một số ngành xã hội, thì có lẽ để công bố được trong một tạp chí có chất lượng tốt có khi mất đến hàng năm để review. Nói như vậy, không có nghĩa là không có những yêu cầu cụ thể.

Nhưng như tôi nói bên trên: Chúng ta phải để chính vị giáo sư hướng dẫn, người này sẽ có thẩm quyền quyết định xem một nghiên cứu sinh của mình đạt điều kiện để Viết một luận văn tiến sĩ và ra bảo vệ trước hội đồng hay chưa.

Theo như kinh nghiệm của tôi được biết, về mặt bản chất ở một số quốc gia như Anh/Pháp, không có yêu cầu Cứng số lượng công bố đầu ra. Nhưng tuỳ giáo sư sẽ có yêu cầu riêng đối với học viên nghiên cứu của mình.

Giáo sư của tôi (computer science) từng nói:

— Nam ah, thật ra không có một yêu cầu Cứng nào là cậu phải công bố bao nhiêu bài. Mặc dù bất cứ ai tốt nghiệp PhD ở đây đều thường có ít nhất 3-4 bài báo được công bố. Bởi vì có thể 3-4 bài báo đó sẽ tượng trưng cho 3-4 chương trong luận văn. Nghĩa là, những gì cậu viết, trình bày trong luận văn, đã được công bố (hay được chấp nhận, kiểm chứng một phần), để tăng sự tin tưởng.

Tuy nhiên, đào tạo tiến sĩ của chúng tôi nói rằng: Luận văn viết bởi nghiên cứu sinh, part was published (một phần đã được công bố), or part is publishable (một phần có thể được công bố trong tương lai). Nghĩa là: Nếu không may mắn, bạn biết đấy, khi gửi bài đi có thể gặp reviewer khó tính và đánh trượt vài lần dẫn đến không công bố được. 

—> Nghĩa là: Người giáo sư là vô cùng quan trọng. Kể cả khi học viên không may mắn, hoặc chưa thể công bố được. Nhưng bằng trình độ của thầy, thầy biết là luận văn này là Publishable — thì vẫn có thể cho phép học viên viết luận văn, nếu đã trả lời đủ các câu hỏi khoa học cần thiết.

Và trong trường hợp đó, thầy có nói với tôi: Thường là sẽ phải viết một bài journal, trước khi submit luận văn, và ghi là: đang trong tình trạng review.

Vậy đó: Đó là lý do vì sao tôi nói, nên có yêu cầu đầu tiên với người Đủ tiêu chuẩn để hướng dẫn nghiên cứu sinh.

c/ Vấn đề về bảo vệ:

— Nên gạt luôn các bước bảo vệ cấp cơ sở cấp khoa rồi cấp trung ương các kiểu. Chỉ có một buổi bảo vệ duy nhất (nếu là yêu cầu bảo vệ). 

Và người ngồi trong hội đồng bảo vệ, những người Được Mời đến, không phải là Do chỉ định của khoa hay bất kỳ ai, mà là sự liên hệ giữa nghiên cứu sinh-giáo sư đến những giáo sư/tiến sĩ - những người có tiếng trong lĩnh vực của nghiên cứu.

Chỉ có họ, mới đủ thẩm quyền và chuyên môn, để có thể “phần nào” nhận xét được về chất lượng của luận văn nghiên cứu trong lĩnh vực của họ. Kể cả phải “thuê” nước ngoài đến, trả tiền cho họ, là tuỳ thuộc vào điều kiện.

Vậy đến đây có bạn sẽ hỏi: Vậy không sợ, văn hoá “đút lót thầy”, để thầy cho bảo vệ dù không đạt chất lượng ah? 

Chuyện này rõ ràng là không hiếm ở Việt Nam.

Tuy nhiên như đã nói ở bước 1: Yêu cầu rất cao đối với người được hướng dẫn.

Những người này, có “danh tiếng” khoa học của họ. Nếu họ cho phép một học viên của mình, công bố một công trình kém, hoặc là bảo vệ một luận văn khoa học Kém chất lượng….thì thực sự ảnh hưởng đến danh tiếng và danh dự khoa học của họ.

Phần lớn ở đây, chúng ta tin vào danh dự của một nhà khoa học nghiêm túc.

Cho nên, xác suất của các vấn đề “đút lót” sẽ giảm.

…..

Và cuối cùng, vui lòng không đề cao hay nâng tầm thái qúa cái học vị, suốt ngày giơ ra để khoe như khoe chức khoe quyền (kiểu GS TS Đại Tá….rất kì cục).

Tiến sĩ — là một người nghiên cứu. Đào tạo tiến sĩ, là đào tạo một người có khả năng nghiên cứu độc lập (nghĩa là có thể xuất bản khoa học) về một hay một số lĩnh vực. 

Đừng dùng các học vị khoa học để chạy chức chạy quyền, chế tài xử phạt phải đầy đủ, thì mới mong có một nền liêm chính học thuật ở quốc gia này.

Tạm dừng bài viết ở đây. Phần 2 tôi sẽ bàn về vấn đề: Funding cho nghiên cứu: ai là người nuôi cả giáo sư lẫn nghiên cứu sinh?